Thi công hệ thống điện nhẹ chung cư dù có quy mô lớn hay nhỏ,các công trình xây dựng đều được chia thành hai phần:phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện gồm rất nhiều hệ thống liên quan với nha uđể tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh.Trong đó thi công hệ thống điện nhẹ chung cư là một trong những hệ thống rất quan trọng.
Hệ thống điện nhẹ là gì?
Thi công hệ thống điện nhẹ chung cư hay còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System) – Hệ thống điện áp cực thấp. Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong công trình, nhưng ELV lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng và chủ đầu tư.
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình cũng như yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, hệ thống ELV sẽ bao gồm các hệ thống cơ bản nhằm phục vụ thông tin liên lạc và bảo mật cho công trình.
Bản chất của hệ thống ELV là tập hợp các hệ thống công nghệ cao, vì vậy nó luôn được cải tiến và nâng cấp để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như sự tiện lợi cho người dùng.
Thông thường, thi công hệ thống điện nhẹ cho chung cư sẽ bao gồm các hệ thống sau:
1. Hệ thống camera quan sát:
Ứng dụng trong việc giám sát an ninh.
Lợi ích:
-
Không cần thi công cáp video (5C2V).
-
Dễ dàng lắp đặt, mở rộng dựa trên hạ tầng mạng LAN.
-
Quản lý và thiết lập thông số camera từ xa.
-
Phần mềm giám sát cho phép quan sát nhiều camera tại nhiều vị trí cùng lúc.
-
Tích hợp chức năng phát hiện chuyển động và gửi cảnh báo tức thì qua email, điện thoại, tin nhắn…
2. Hệ thống tổng đài điện thoại:
Giữ kết nối liên lạc nội bộ và ra bên ngoài.
Lợi ích:
-
Không cần thi công cáp điện thoại.
-
Dễ dàng lắp đặt và mở rộng qua mạng LAN.
-
Không giới hạn số máy nhánh (extension).
-
Cho phép gọi miễn phí giữa các chi nhánh, cửa hàng…
-
Giảm chi phí gọi liên tỉnh, di động, quốc tế qua Ethernet, VPN, GSM Gateway…
-
Quản lý cuộc gọi, thời gian, ghi âm theo nhu cầu.
-
Hỗ trợ các chức năng nâng cao như: phát nhạc chờ, chuyển tiếp cuộc gọi, gọi nhóm…
3. Hệ thống âm thanh công cộng (Public Address):
Phục vụ cho việc phát thông báo, truyền tin nhắn hoặc thông điệp chung.
Lợi ích:
-
Dễ dàng mở rộng vùng âm thanh dựa trên hạ tầng mạng LAN.
-
Điều khiển âm thanh, chọn nhạc, đặt lịch và thông báo theo từng khu vực thông qua mạng Ethernet/Internet.
-
Có thể kết hợp với hệ thống IP-PBX để thông báo từ xa.
4. Hệ thống kiểm soát ra vào (Access Control):
Quản lý việc ra vào công trình, kiểm soát cửa và thang máy.
Lợi ích:
-
Không cần đi dây nguồn điện riêng cho từng thiết bị.
-
Quản lý, giám sát tập trung trên một máy chủ ảo (Virtual Server).
-
Giám sát thông qua phần mềm tích hợp (tùy chọn).
-
Hệ thống dễ dàng mở rộng và linh hoạt theo quy mô công trình.